Trang chủ / Tư vấn doanh nghiệp / Điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện 2025

Điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện 2025

Tin tức Tư vấn doanh nghiệp
10/01/2025
Share: Facebook Twitter Linkedin

Dịch vụ thẩm mỹ viện đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại, khi nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Để hoạt động hợp pháp và chuyên nghiệp, việc có một giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện là điều kiện bắt buộc. Giấy phép này không chỉ đảm bảo sự uy tín và chất lượng trong hoạt động kinh doanh mà còn bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Bài viết này của Kế toán Sao Kim sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về quy trình và lợi ích của việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện.

1. Cơ sở pháp lý

  •  Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  •  Luật doanh nghiệp 2020;
  •  Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  •  Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế;
  •  Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật khám chữa bệnh;
  •  Thông tư 11/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 278/2016/TT-BTC về phí của lĩnh vực y tế.

2. Thẩm mỹ viện là gì?

Thẩm mỹ viện là một cơ sở chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe và làm đẹp cho khách hàng. Các dịch vụ tại thẩm mỹ viện thường bao gồm:
  • Chăm sóc da: Tắm trắng, điều trị mụn, dưỡng da, chăm sóc da chuyên sâu.
  • Điều trị thẩm mỹ: Phun xăm thẩm mỹ, cấy tóc, xóa hình xăm, trị sẹo.
  • Điều trị chuyên sâu: Laser trị liệu, trẻ hóa da, triệt lông, giảm béo.
  • Chăm sóc tóc: Tạo kiểu, uốn, duỗi, dưỡng tóc, gội đầu dưỡng sinh.

Thẩm mỹ viện cung cấp không chỉ các dịch vụ làm đẹp mà còn tạo không gian thoải mái, chuyên nghiệp giúp khách hàng thư giãn và cải thiện vẻ ngoài một cách an toàn và hiệu quả.

3. Mã ngành đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện

Chủ cơ sở thẩm mỹ phải đăng ký mã ngành liên quan dịch vụ thẩm mỹ, chẳng hạn:

  • Mã ngành 9610: Các dịch vụ thẩm mỹ nhằm chăm sóc sức khỏe. Nhóm này bao gồm các hoạt động như: massage, tắm hơi, thẩm mỹ trị liệu không can thiệp xâm lấn…;
  • Mã ngành 9631: Dịch vụ về thẩm mỹ tóc. Nhóm này bao gồm các hoạt động như: massage mặt, làm nail, phun thêu thẩm mỹ chân mày – mí mắt – môi, cắt tóc, gội đầu…

Trường hợp trong quá trình hoạt động, cơ sở có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm (thuộc phạm vi hoạt động của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) thì phải đăng ký thêm các mã ngành kinh doanh có điều kiện như:

  • Mã ngành 8610: Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế;
  • Mã ngành 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa;
  • Mã ngành 8699: Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu;
  • Mã ngành 8691: Hoạt động y tế dự phòng…

4. Có mấy loại hình đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện?

Theo quy định pháp luật, 2 loại hình thành lập công ty thẩm mỹ viện như sau:

  •  Loại 1: Cơ sở không cần phải xin phép đối với các hoạt động không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm như xăm, phun, thêu trên da.
  •  Loại 2: Cơ sở bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh đới với các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể.

5. Điều kiện cần đáp ứng khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Điều kiện cần đáp ứng khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Điều kiện cần đáp ứng khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Để thành lập và hoạt động một thẩm mỹ viện hợp pháp, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự như sau:

– Về cơ sở vật chất:

+ Thẩm mỹ viện phải có địa điểm cố định.

+ Đảm bảo các điều kiện an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

+ Cần bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

– Về trang thiết bị y tế:

+ Thẩm mỹ viện phải có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

+ Đối với cơ sở khám và điều trị bệnh nghề nghiệp, ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

+ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có đầy đủ trang thiết bị y tế nhưng phải đảm bảo có đủ phương tiện công nghệ phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

+ Phải có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

– Về nhân lực:

+ Thẩm mỹ viện phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người này phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

+ Đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, cần có bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

+ Các nhân viên khác thực hiện công việc khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và thực hiện công việc trong phạm vi được phân công cụ thể bởi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.

6. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện năm 2025

Sao Kim xin chia sẻ quy trình 3 bước chuẩn bị hồ sơ, thủ tục mở thẩm mỹ viện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mở thẩm mỹ viện;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (tùy loại hình thành lập);
  • Bước 3: Chờ nhận kết quả.

Và sau đây cùng Sao Kim tìm hiểu chi tiết các bước xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện

Để xin cấp giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ cụ thể tùy thuộc vào hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh hay công ty. Dưới đây là chi tiết về từng loại hồ sơ:

* Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện (đối với hộ kinh doanh):

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ (có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thẩm mỹ viện).
  2. CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ và các thành viên đăng ký mở thẩm mỹ viện (bản sao hợp lệ).
  3. Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đặt phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ.
  4. Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật).
  5. Biên bản thỏa thuận của các thành viên hộ gia đình, đại diện cho 1 thành viên làm chủ cơ sở thẩm mỹ viện.
  6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

* Hồ sơ mở thẩm mỹ viện (đối với công ty):

  1. Điều lệ công ty kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.
  2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thẩm mỹ viện).
  3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
  4. CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên, người ủy quyền (bản sao còn hiệu lực).
  5. Giấy ủy quyền (nếu có).

Các hồ sơ trên cần được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ để đảm bảo quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện diễn ra thuận lợi.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

  • Đối với hộ kinh doanh: Nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa chỉ thẩm mỹ viện;
  • Đối với doanh nghiệp: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ.

Bạn có thể chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, nộp online hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ chuyển phát nhanh bưu điện VNPost.

Bước 3: Chờ nhận kết quả

Tối đa từ 3 – 5 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện.

Việc xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ viện không chỉ giúp cơ sở hoạt động hợp pháp mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách hàng và nhân viên. Quá trình chuẩn bị hồ sơ, nộp và chờ cấp phép có thể mất một thời gian, nhưng là bước quan trọng để xây dựng sự chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực làm đẹp. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và các yêu cầu cần thiết để thành lập một thẩm mỹ viện hợp pháp.